Nếu bạn đang bị cảnh báo mắc nợ chú ý thì việc đăng ký vay tín chấp hay mở thẻ tín dụng ngân hàng có thể sẽ gặp khó khăn. Vậy, nợ chú ý là gì, sau bao lâu mới được xóa và mắc nợ chú ý có vay tín chấp được không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Toc
Xem thêm: nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không?
Nợ chú ý là gì?
Nợ chú ý còn có tên gọi khác là nợ nhóm 2 (hay Bad Credit trong tiếng Anh). Một khách hàng sẽ bị tính là mắc nợ chú ý nếu chậm thanh toán một khoản vay tín dụng từ 10 đến dưới 30 ngày.
Mọi thông tin về khách hàng với các khoản vay cụ thể đều được thể hiện tại CIC – hệ thống tín dụng nhà nước việt nam. Đây là nơi lưu trữ thông tin các khoản vay cũng như lịch sử tín dụng của tất cả các khách hàng từng tham gia tín dụng, bất kể là tại các ngân hàng hay các công ty tài chính.
Vì vậy, nếu bạn mắc nợ chú ý, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng vay tiền nhanh uy tín đều nắm được thông tin và điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn cũng như ảnh hưởng đến khả năng được xét duyệt hồ sơ cho các khoản vay về sau.
1. https://banktop.xyz/bang-tinh-lai-vay-bang-exel
2. https://banktop.xyz/mua-xe-tra-gop
3. https://banktop.xyz/vay-thau-chi-vietinbank
Nợ chú ý bao lâu mới được xóa?
Nếu bạn đang mắc nợ chú ý tại một công ty tài chính thì bạn sẽ được xóa nợ ngay sau khi bạn hoàn tất việc thanh toán khoản nợ tài công ty này bằng cách yêu cầu làm bản xác nhận đã trả hết nợ kèm theo lý do trễ hạn của mình. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chờ 12 tháng kể từ ngày tất toán thì mới được xóa lịch sử nợ xấu trên CIC.
Bạn có được duyệt vay tín chấp khi mắc nợ chú ý?
Dù được liệt kê ở nhóm nợ thứ 2 nhưng các khách hàng mắc nợ chú ý vẫn là đối tượng mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nghi ngờ về khả năng thanh toán của khách hàng. Do vậy, hầu hết các ngân hàng đều không duyệt hồ sơ vay, chỉ có một số tổ chức tài chính có chấp thuận nhưng với những điều kiện rất phức tạp.Mặc dù thời gian xóa nợ chú ý thường là 5 năm, nhưng có thể có sự khác biệt tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Để có thông tin chính xác nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng hoặc Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia.
Tại sao lại khó khăn?
- Rủi ro tín dụng cao: Nợ chú ý cho thấy bạn đã từng gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn, điều này làm tăng rủi ro cho ngân hàng.
- Hạn mức vay thấp hơn: Nếu được duyệt, hạn mức vay của bạn thường sẽ thấp hơn so với những người có lịch sử tín dụng tốt.
- Lãi suất cao hơn: Lãi suất cho vay đối với khách hàng có nợ chú ý thường cao hơn để bù đắp rủi ro.
Điều kiện để được duyệt vay tín chấp khi có nợ chú ý:
- Thanh toán đầy đủ khoản nợ: Bạn cần thanh toán hết khoản nợ chú ý trước khi làm hồ sơ vay mới.
- Cải thiện lịch sử tín dụng: Sau khi thanh toán xong, bạn nên duy trì một lịch sử tín dụng tốt bằng cách trả các khoản nợ khác đúng hạn.
- Chứng minh khả năng trả nợ: Bạn cần chứng minh được thu nhập ổn định và khả năng trả nợ để thuyết phục ngân hàng.
- Lựa chọn ngân hàng phù hợp: Không phải ngân hàng nào cũng chấp nhận cho vay những người có nợ chú ý. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những ngân hàng có chính sách cho vay linh hoạt hơn.
Làm cách nào để có thể vay tín chấp khi có nợ chú ý?
Nếu muốn tiếp tục vay tín chấp trong tương lai, khách hàng có nợ chú ý cần lưu ý một số điều kiện sau đây:
1. https://banktop.xyz/vay-tin-chap-vietinbank
2. https://banktop.xyz/mau-xac-nhan-luong-3-thang
3. https://banktop.xyz/kiem-tra-no-xau
- Thanh toán hết các khoản nợ trước đó: Bạn cần hoàn tất việc trả nợ tất cả các khoản vay cũ trước khi nộp hồ sơ khoản vay mới. Bạn nên trả nợ càng sớm càng tốt để nâng cao khả năng được duyệt vay.
- Tìm người bảo lãnh vay: Có người bảo lãnh vay sẽ giúp bạn chứng minh được khả năng trả nợ để ngân hàng và các tổ chức tín dụng xem xét duyệt gói vay. Ngoài ra, người bảo lãnh phải chưa từng bị nợ xấu và có lịch sử tín dụng tốt.
- Sử dụng tài sản đảm bảo: Có tài sản đảm bảo là giải pháp tốt nhất để chứng minh khả năng trả nợ của bạn. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể xét duyệt khoản vay của bạn nếu bạn có tài sản thế chấp đáp ứng đủ điều kiện.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Khi có nợ chú ý mà bạn vẫn muốn vay tín chấp thì cần chuẩn bị hồ sơ cơ bản như sau:
- Giấy tờ tùy thân: CMND hoặc thẻ CCCD, sổ hộ khẩu thường trú hoặc xác nhận tạm trú.
- Tài liệu chứng minh thu nhập: bảng lương, hợp đồng lao động.
- Thư xác nhận tình trạng dư nợ hoặc sao kê thẻ tín dụng thể hiện tình trạng nợ, hoặc các giấy tờ tương tự.
- Giấy xác nhận khách hàng không có nợ quá hạn tại thời điểm hiện tại.
- Giấy tờ khác theo yêu cầu của từng ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Kết Luận
Qua những phân tích trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về nợ chú ý và vay tín chấp khi có nợ chú ý. Nợ chú ý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lịch sử tín dụng và khả năng được xét duyệt các khoản vay của bạn. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn khoản vay phù hợp với khả năng thanh toán để tránh việc thanh toán trễ hạn và bị liệt kê vào nhóm nợ xấu.
Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn